Giao tiếp giỏi luôn luôn là một lợi thế trong cuộc sống. Bạn có bao giờ ngưỡng mộ những người ăn nói duyên dáng, mà hầu như tất cả mọi người đều muốn làm bạn với họ? Thật ra, họ có những bí quyết mà tôi và Tran Chinh hoàn có thể học được để trở thành một
Thứ ba - 07/04/2020 19:05
Giao tiếp giỏi luôn luôn là một lợi thế trong cuộc sống. Bạn có bao giờ ngưỡng mộ những người ăn nói duyên dáng, mà hầu như tất cả mọi người đều muốn làm bạn với họ? Thật ra, họ có những bí quyết mà tôi và Tran Chinh hoàn có thể học được để trở thành một
Giao tiếp giỏi luôn luôn là một lợi thế trong cuộc sống. Bạn có bao giờ ngưỡng mộ những người ăn nói duyên dáng, mà hầu như tất cả mọi người đều muốn làm bạn với họ? Thật ra, họ có những bí quyết mà tôi và Tran Chinh hoàn có thể học được để trở thành một người khéo léo như vậy.
Giao tiếp giỏi luôn luôn là một lợi thế trong cuộc sống. Bạn có bao giờ ngưỡng mộ những người ăn nói duyên dáng, mà hầu như tất cả mọi người đều muốn làm bạn với họ? Thật ra, họ có những bí quyết mà tôi và Tran Chinh hoàn có thể học được để trở thành một người khéo léo như vậy.
1. Luôn thể hiện rằng bạn thấy hứng thú với họ
Điều đơn giản nhất mà bạn có thể làm để một người có ấn tượng tốt với bạn là hãy thể hiện sự quan tâm, thích thú với họ. Nếu bạn quan tâm tới những điều người A đang phát biểu, thì hãy thể hiện nó bằng ngôn ngữ cơ thể (gật đầu tâm đắc, ánh mắt tập trung vào người đó), hoặc đứng lên và chia sẻ sự đồng cảm. Nếu bạn rất ấn tượng với phong cách trang phục người B thì tại sao không thử tới, tặng người ấy một lời khen (và nói một chút về chuyện đó, nếu có thể). Bản chất của con người là luôn luôn dành nhiều sự chú ý cho những người hứng thú với mình trong một đám đông
Tuy nhiên, hãy đưa ra những lời khen, sự hào hứng thành thật để tránh dẫn đến kết quả ngược lại nhé!
2. Luôn luôn mỉm cười
Hãy thử nở một nụ cười với người khác trong lần đầu tiên gặp mặt, cảm giác xa cách giữa hai người lạ sẽ được thu hẹp lại. Những nụ cười trong lúc nói chuyện cũng hàm ý “Tôi thích bạn đấy, và chúng ta đang nói chuyện thật vui”. Và người đối diện cũng sẽ hiểu bạn đang hứng thú, và họ sẽ càng hào hứng hơn với cuộc nói chuyện này.
3. Làm cho đối phương cảm thấy họ quan trọng
Nếu bạn mong muốn có mối quan hệ thân thiết hơn, hãy cho người đối diện cảm nhận được họ có ý nghĩa, vai trò như thế nào trong cuộc sống của bạn. Tại sao không thể hiện rằng góp ý của họ thật sự rất có ích, rằng bạn thật sự quan tâm tới những điều họ nói. Bạn có thể chứng minh điều này tế nhị bằng những hành động, lời cảm ơn, hay cho thấy sự cảm kích khi nói về họ với người khác.
4. Là một người biết lắng nghe
Tất cả mọi người đều có ấn tượng rất tốt với một người chăm chú nghe mình nói. Nếu bạn không phải là một người giỏi mở đầu câu chuyện hay kết thân, thì hãy thử tập trung luyện kỹ năng lắng nghe. Lắng nghe một cách từ tốn, lịch sự, chia sẻ cảm nhận của bạn, và khuyến khích họ nói nhiều hơn về họ – là những yếu tố cơ bản của một người biết lắng nghe.
5. Thảo luận về những chủ đề mà đối phương thích nghe
Đây sẽ là một mũi tên trúng 3 đích: người ta sẵn sàng nói chuyện say sưa, bạn biết thêm nhiều thông tin về đối phương, và dĩ nhiên là họ càng ấn tượng với bạn. Tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu trước một số thông tin về người đó để tránh tình huống “hố hàng” nhé
6. Mang trong mình thái độ lạc quan
Chẳng ai muốn thân thiết với một người tiêu cực, và u ám cả. Ngay cả khi bạn đang có chuyện buồn, hay chủ đề đang liên quan một người bạn không thích, cũng đừng than vãn, và kể lể quá nhiều. Người đó sẽ ấn tượng về bạn như thế nào sau lần đầu gặp mặt như vậy? Hãy tám về những chuyện vui, tích cực, để toát ra thái độ lạc quan trong bạn, và thu hút người đối phương.
7. Nhớ chính xác tên của người mình nói chuyện
Bộ phim gần đây tôi xem có nói về cuộc sống của bà hoàng thời trang, chủ biên của tờ báo nổi tiếng nhất nước Mỹ. Mỗi lần bà ta đi dự tiệc, cô thư kí đều đi kè kè bên cạnh, chỉ với nhiệm vụ nhắc cho bà tên của những người nổi tiếng đang tiến tới nói chuyện. Và nếu chẳng may hôm ấy cô này bị ốm, trong phút chốc quên mất tên một vị khách, thì lập tức bị sa thải. Vậy mới thấy những người chú trọng giao tiếp quan trọng việc nhớ tên tới mức nào. Còn bạn, khi bạn nghe thấy ai đó vẫn nhớ tên mình sao bao năm gặp lại, bạn thấy như thế nào? Sau khi đã thực sự hiểu được ý nghĩa của cái tên với mỗi con người, thì hãy nhớ học thuộc chính xác tên của người đối diện nhé!
Tôi thật sự rất ngưỡng mộ những người giao tiếp giỏi, họ dễ dàng khiến mọi người thích mình, và muốn kết thân với mình. Và may mắn rằng chúng ta hoàn toàn có thể tự rèn giũa được. Những điều trên đây không phải là kỹ xảo, nó chỉ yêu cầu từ bạn 2 điều “thật tâm” và “cố gắng”.
Bạn nghĩ rằng mình đã giao tiếp tốt chưa?
Tác giả bài viết: Trần Chính
Nguồn tin: Suưu tầm